Chuyển đến nội dung chính

EDR là gì?

Camera CCTV hướng vào một chiếc ghế trống. Các công cụ EDR liên tục giám sát các mối đe dọa tiềm ẩn.

EDR là gì?

Phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối đề cập đến danh mục các công cụ liên tục giám sát thông tin liên quan đến mối đe dọa trên các máy trạm máy tính và thiết bị đầu cuối khác. Mục tiêu của EDR là xác định các vi phạm bảo mật theo thời gian thực và phát triển phản ứng nhanh đối với các mối đe dọa tiềm ẩn. Phát hiện và phản hồi thiết bị đầu – đôi khi được gọi là phát hiện và ứng phó mối đe dọa tại thiết bị đầu cuối (ETDR) – mô tả khả năng của một bộ công cụ, mà chi tiết có thể khác nhau tùy thuộc vào việc triển khai.

Điện thoại thông minh, camera an ninh, tủ lạnh thông minh và máy chủ, tất cả có điểm chung nào? Tất cả chúng đều là các thiết bị đầu cuối mà tội phạm mạng có thể sử dụng để giành quyền truy cập vào các mạng, dữ liệu và ứng dụng, gây thiệt hại nghiêm trọng.

Đây là thời điểm quan trọng nhất để bảo vệ an toàn cho các thiết bị đầu cuối. Tội phạm mạng vẫn tiếp tục gia tăng và hậu quả của việc vi phạm – về pháp lý, danh tiếng, hoạt động và tài chính – ngày càng nghiêm trọng. Thêm vào đó, phạm vi của thiết bị đầu cuối ngày càng mở rộng, đặc biệt nhờ Internet vạn vật và các cách làm việc và kết nối mới với các hệ thống của công ty, và rõ ràng là cách tiếp cận bao quát đối với việc bảo mật thiết bị đầu cuối ngày càng trở thành một yếu tố cần thiết trong kinh doanh.

Đối với nhiều tổ chức, điều đó có nghĩa là phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối, hay viết tắt là EDR, và không có gì ngạc nhiên khi nó đang có sức hút trên thị trường bảo mật mạng. Tính đến năm 2022, quy mô thị trường toàn cầu cho các công cụ phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối là dưới 3 tỷ đô la, theo Grand View Research, nhưng con số này dự kiến tăng với tốc độ hàng năm là 22,3% trong các thập kỷ còn lại.

Blog này trả lời một số câu hỏi chính xung quanh việc phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối (EDR): EDR trong bảo mật là gì, nó hoạt động như thế nào, tại sao nó lại quan trọng như vậy trong bối cảnh kinh doanh hiện đại và bạn nên tìm kiếm điều gì từ một đối tác EDR tiềm năng?

EDR là gì trong bảo mật mạng?

Thuật ngữ EDR lần đầu tiên được Gartner đặt ra năm 2013, kể từ đó, nó đã trở thành một phương thức được sử dụng phổ biến để bảo vệ an toàn cho dữ liệu, ứng dụng và hệ thống bằng cách ngăn chặn các mối đe dọa và xâm nhập thông qua các thiết bị đầu cuối.

Tùy thuộc vào việc triển khai, các chi tiết và khả năng chính xác của hệ thống EDR có thể khác nhau. Việc triển khai EDR có thể bao gồm:

  • Một công cụ được xây dựng có mục đích cụ thể;
  • Một cấu phần nhỏ của một công cụ giám sát bảo mật rộng hơn hoặc
  • Một bộ sưu tập nhỏ các công cụ được sử dụng kết hợp với nhau.

Khi những kẻ tấn công liên tục phát triển phương thức của chúng, các hệ thống bảo vệ truyền thống có thể thất thủ nhanh. Các chuyên gia bảo mật mạng coi EDR là một hình thức bảo vệ khỏi mối đe dọa nâng cao.

Nhóm bảo mật mạng giám sát cảnh báo từ một
    giải pháp EDR.

EDR hoạt động như thế nào?

Bất kỳ thiết bị đầu cuối nào cũng có thể được bảo mật thông qua EDR, từ máy tính, máy tính xách tay và điện thoại thông minh mà nhân viên sử dụng hàng ngày cho đến các máy chủ tại cơ sở trong trung tâm dữ liệu. EDR cung cấp khả năng hiển thị theo thời gian thực, chủ động phát hiện và phản hồi tất cả các thiết bị đầu cuối này thông qua quy trình bốn bước sau đây:

Thu thập và truyền dữ liệu của thiết bị đầu cuối

Dữ liệu được tạo ở mức thiết bị đầu cuối và thường bao gồm thông tin liên lạc, thực thi quy trình và đăng nhập. Dữ liệu này được ẩn danh và được gửi đến nền tảng EDR tập trung; thường dựa trên đám mây nhưng cũng có thể hoạt động tại cơ sở hoặc dưới dạng đám mây lai, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của tổ chức.

Phân tích dữ liệu

Các công cụ phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối tốt sẽ sử dụng học máy để phân tích dữ liệu này và thực hiện phân tích hành vi trên đó. Việc này thiết lập một đường cơ sở của hoạt động thường xuyên để có thể dễ dàng phát hiện và xác định bất kỳ hoạt động bất thường nào bằng các phương tiện so sánh. Nhiều dịch vụ EDR nâng cao cũng sẽ sử dụng để bổ sung thêm bối cảnh cho thông tin dựa trên các ví dụ về tấn công mạng trong thế giới thực.

Cảnh báo hoạt động đáng ngờ

Mọi hoạt động đáng ngờ sau đó sẽ được đánh dấu cho các đội bảo mật và các bên liên quan khác và các phản hồi tự động được khởi tạo dựa trên các yếu tố kích hoạt được xác định trước. Ví dụ: giải pháp EDR có thể tự động cô lập một thiết bị đầu cuối bị lây nhiễm cụ thể để chủ động ngăn phần mềm độc hại lây lan trên mạng trước khi có thể thực hiện hành động thủ công.

Lưu giữ dữ liệu

Trong khi cảnh báo cho phép các đội bảo mật thực hiện bất kỳ hành động phản hồi, khôi phục và khắc phục nào, các giải pháp EDR lưu trữ tất cả dữ liệu được tạo ra trong quá trình phát hiện mối đe dọa. Dữ liệu này có thể được sử dụng trong tương lai để cung cấp thông tin cho điều tra về các cuộc tấn công hiện tại hoặc kéo dài và giúp phát hiện các mối đe dọa mà trước đây có thể chưa phát hiện được.

Tại sao phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối lại quan trọng như vậy trong kinh doanh hiện đại?

Thiết bị đầu cuối là một trong những phương tiện phổ biến và dễ bị tấn công nhất với một cuộc tấn công mạng, đó là lý do tại sao tội phạm mạng thường xuyên nhắm mục tiêu vào chúng. Rủi ro này chỉ tăng lên trong vài năm qua, khi sự gia tăng của làm việc từ xa và làm việc kết hợp đồng nghĩa với việc có nhiều thiết bị hơn trên nhiều kết nối internet hơn truy cập vào các hệ thống và dữ liệu của công ty. Các thiết bị đầu cuối này thường sẽ có một mức độ bảo vệ khác so với các thiết bị của công ty hoạt động trong văn phòng, làm tăng đáng kể nguy cơ tấn công thành công.

Đồng thời, số lượng thiết bị đầu cuối cần được bảo vệ tiếp tục tăng nhanh. Theo Statista, số thiết bị được kết nối IoT trên toàn thế giới ước tính đạt hơn 29 tỉ vào năm 2030, gấp ba lần số lượng thiết bị đã được kết nối năm 2020. Điều này mang lại cho kẻ tấn công nhiều cơ hội hơn để tìm một thiết bị dễ tấn công, đó là lý do tại sao EDR rất quan trọng trong việc mở rộng khả năng phát hiện mối đe dọa nâng cao cho mọi thiết bị đầu cuối, bất kể kích cỡ và quy mô của mạng.

Ngoài ra, việc khắc phục để giải quyết một vi phạm dữ liệu có thể khó khăn và tốn kém, và có lẽ đây là lý do lớn nhất tại sao EDR lại cần thiết. Nếu không có một giải pháp EDR, các tổ chức có thể mất hàng tuần để quyết định những hành động cần thực hiện – và thông thường, giải pháp duy nhất của họ là tái tạo lại ảnh máy móc, điều này có thể gây gián đoạn rất lớn, làm giảm năng suất và gây tổn thất tài chính.

Sự khác biệt giữa EDR với phần mềm chống virus truyền thống là gì?

Sự khác biệt chính giữa EDR và ​​phần mềm chống virus nằm ở cách tiếp cận của mỗi hệ thống. Các giải pháp diệt virus chỉ có thể xử lý các mối đe dọa và bất thường mà chúng biết đã tồn tại và chỉ có thể phản ứng và cảnh báo cho các đội bảo mật về vấn đề khi tìm thấy một mối đe dọa trùng khớp với mối đe dọa trong cơ sở dữ liệu của chúng.

Mặt khác, các công cụ phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối có cách tiếp cận chủ động hơn nhiều. Chúng xác định các khai thác mới khi đang chạy và phát hiện hoạt động đáng ngờ của một kẻ tấn công trong một sự cố đang hoạt động.

Sự khác biệt giữa EDR và XDR là gì?

Các công cụ EDR truyền thống chỉ tập trung vào dữ liệu của thiết bị đầu cuối, cung cấp khả năng hiển thị các mối đe dọa đáng ngờ. Khi những thách thức của đội bảo mật – chẳng hạn như quá tải sự kiện, các công cụ tập trung hẹp, sự thiếu tích hợp, thiếu hụt kỹ năng và quá ít thời gian – tiếp tục phát triển, các giải pháp EDR cũng phát triển theo.

Mặt khác, XDR hay còn gọi phát hiện và phản hồi mở rộng là một phương pháp mới hơn để phát hiện và phản hồi mối đe dọa tại thiết bị đầu cuối. Chữ "X" là viết tắt của "extended" (mở rộng) và đại diện cho bất kỳ nguồn dữ liệu nào, chẳng hạn như dữ liệu mạng, đám mây, bên thứ ba và thiết bị đầu cuối, nhận ra những hạn chế của việc điều tra các mối đe dọa trong các kho lưu trữ bị cô lập. Các hệ thống XDR sử dụng một kết hợp các phân tích, phỏng đoán và tự động hóa để tạo ra thông tin chi tiết từ các nguồn này, tăng cường bảo mật so với các công cụ bảo mật riêng lẻ. Kết quả là đơn giản hóa các cuộc điều tra trong khắp các hoạt động bảo mật, giảm thời gian phát hiện, điều tra và phản ứng với các mối đe dọa.

Bạn nên tìm kiếm điều gì ở các công cụ phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối?

Khả năng EDR khác nhau giữa các nhà cung cấp, vì vậy trước khi chọn giải pháp EDR cho tổ chức của bạn, điều quan trọng là phải điều tra khả năng của bất kỳ hệ thống nào được đề xuất và mức độ tích hợp của nó với các khả năng bảo mật tổng thể hiện có của bạn.

Giải pháp EDR lý tưởng là giải pháp có thể tăng tối đa khả năng bảo vệ của bạn trong khi giảm thiểu yêu cầu về công sức và đầu tư. Bạn muốn một giải pháp hỗ trợ và gia tăng giá trị cho đội bảo mật của bạn mà không bị tốn thời gian. Chúng tôi khuyến cáo bạn tìm kiếm sáu thuộc tính chính sau:

1. Khả năng hiển thị thiết bị đầu cuối

Khả năng hiển thị trên tất cả các thiết bị đầu cuối cho phép bạn xem các mối đe dọa tiềm ẩn theo thời gian thực để có thể ngăn chặn chúng ngay lập tức.

2. Cơ sở dữ liệu về mối đe dọa

EDR hiệu quả yêu cầu thu thập khá nhiều dữ liệu từ các thiết bị đầu cuối và bổ sung thêm bối cảnh để việc phân tích có thể xác định được các dấu hiệu tấn công.

3. Bảo vệ hành vi

EDR liên quan đến các phương pháp tiếp cận hành vi tìm kiếm các dấu hiệu tấn công (IOA) và cảnh báo các bên liên quan về những hoạt động đáng ngờ trước khi vi phạm xảy ra.

4. Thông tin chi tiết và tình báo

Các giải pháp EDR tích hợp thông tin tình báo về mối đe dọa có thể cung cấp bối cảnh, chẳng hạn như thông tin về kẻ tấn công đáng ngờ hoặc các chi tiết khác về cuộc tấn công.

5. Phản ứng nhanh

EDR, tạo điều kiện phản ứng nhanh với các sự cố, có thể ngăn chặn một cuộc tấn công trước khi nó trở thành vi phạm, cho phép tổ chức của bạn tiếp tục hoạt động bình thường.

6. Giải pháp dựa trên đám mây

Giải pháp phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối dựa trên đám mây đảm bảo không ảnh hưởng đến các thiết bị đầu cuối, đồng thời cho phép tiếp tục khả năng tìm kiếm, phân tích và điều tra một cách chính xác và theo thời gian thực. Các giải pháp EDR như Kaspersky Next EDR Optimum là giải pháp lý tưởng để ngăn ngừa sự gián đoạn kinh doanh, chống lại các mối đe dọa phức tạp và có mục tiêu, có khả năng hiển thị toàn diện trên mạng và quản lý bảo mật từ một nền tảng quản lý dựa trên đám mây duy nhất.

Các sản phẩm liên quan:

EDR là gì?

Phát hiện và phản hồi thiết bị đầu cuối (EDR) đóng vai trò quan trọng trong thế giới tội phạm mạng ngày càng gia tăng, các mạng mở rộng và các cách làm việc mới. Khám phá chi tiết về EDR tại đây.
Kaspersky logo

Các bài viết liên quan